Những bí mật về Quốc kỳ Nhật Bản

Cập nhật: 19/02/2021
Lượt xem: 960

Quốc kỳ Nhật Bản (日本の国旗Nihon no Kokki/ Nippon no Kokki) là một lá cờ hình chữ nhật có nền trắng với một hình tròn màu đỏ lớn (tượng trưng cho mặt trời) nằm ở chính giữa. Trong tiếng Nhật, quốc kỳ được gọi là Nisshōki (日章旗 nghĩa là: Cờ huy hiệu mặt trời), song được biết đến với tên gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸nghĩa là: hình tròn của mặt trời), vì thế có thể gọi theo cách dân dã là "Lá cờ mặt trời". Mặt trời được xem là biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc.

Quốc kỳ Nhật Bản

Nguồn gốc của hình ảnh Mặt trời trong Quốc kỳ Nhật Bản

Mặt trời có một vai trò quan trọng trong thần thoại và tôn giáo của người Nhật Bản, thiên hoàng được cho là hậu duệ trực tiếp của nữ thần mặt trời Amaterasu - vị thần đứng đầu của Thần đạo.

Quyển lịch sử Nhật thời cổ đại là Shoku Nihongi đã ghi rằng Thiên hoàng Monmu từng sử dụng một lá cờ tượng trưng cho mặt trời trong triều đình của mình vào năm 701, và đây cũng là lần đầu tiên một lá cờ có họa tiết mặt trời được sử dụng ở Nhật Bản. Lá cờ lâu đời nhất Nhật Bản được bảo tồn trong đền Unpō, Kōshū, Yamanashi, có từ trước thế kỷ thứ 16, một truyền thuyết cổ nói rằng lá cờ đã được Thiên hoàng Go-Reizei trao cho ngôi đền vào thế kỷ thứ 11.

Hình ảnh Mặt trời là Quốc kỳ của Nhật Bản có hiệu lực khi nào

Nisshōki đã được chỉ định làm quốc kỳ theo Đạo luật về Quốc kỳ và Quốc ca được công bố và có hiệu lực vào ngày 13 tháng 8 năm 1999. Mặc dù trước đó không có bất kỳ luật nào chỉ định quốc kỳ chính thức cho nước Nhật nhưng hiệu kỳ mặt trời đã là quốc kỳ trên thực tế của Nhật Bản. Thái chính quan ban hành hai đạo luật vào năm 1870, mỗi đạo luật có một điều khoản về thiết kế của quốc kỳ. Theo Tuyên bố số 57 Minh Trị 3, ngày 27 tháng 2 năm 1870, hiệu kỳ mặt trời được thông qua làm hiệu kỳ sử dụng cho thương thuyền. Theo Tuyên bố 651 Minh Trị 3 ngày 27 tháng 10 cùng năm, hiệu kỳ mặt trời là quân kỳ sử dụng cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Việc sử dụng Hinomaru bị hạn chế vô cùng nghiêm ngặt trong những năm đầu Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những hạn chế này sau đó đã được nới lỏng.

Thiết kế Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật Bản là một lá cờ được thiết kế theo hình chữ nhật, có một hình tròn lớn nằm chính giữa màu đỏ với nền trắng xung quanh. Có thể hiểu ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản qua hình ảnh lá cờ:

+ Vòng tròn màu đỏ: Tượng trưng cho mặt trời, bởi vì Nhật Bản nằm ở vị trí phía Đông của châu Á, từ phía mặt trời mọc.

+ Nền màu trắng của lá cờ: Tượng trưng cho sự trung thực và ngay thẳng của con người đất nước Nhật Bản.

Lá cờ Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), có nghĩa là vòng tròn màu đỏ chiếm 3/5 chính giữa của quốc kỳ.

quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

Có thể bạn chưa biết màu của lá cờ Nhật Bản không phải màu đỏ đơn thuần mà là màu đỏ sẫm. Màu đỏ sẫm này là biểu tượng chính xác của hiện tượng màu sắc mặt trời khi chuyển từ đêm sang ngày. Điều này cũng lý giải vì sao quốc gia này được mệnh danh là Đất nước mặt trời mọc, ngoài vị trí địa lý, đến quốc kỳ cũng thể hiện lên ý nghĩa đó.

Bên cạnh đó, theo truyền thống và lịch sử của người Nhật, màu đỏ trên quốc kỳ còn có ý nghĩa tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu. Đây là vị thần đã sáng tạo ra Nhật Bản vào 2700 năm trước, là tổ tiên của các vị hoàng đế đầu tiên.

quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản 

Trên đây là một số thông tin về ý nghĩa của quốc kỳ của Nhật Bản cũng như lịch sử hình thành nên Hinomaru. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức lịch sử về Đất nước mặt trời mọc này.

Trường hợp bạn đang có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, hãy liên hệ với Intrase để được hỗ trợ thủ tục đầy đủ và nhanh nhất nhé!

 
X ĐÓNG LẠI