1. Phỏng vấn visa du học Hàn Quốc khi nào?
Phỏng vấn visa du học Hàn Quốc dành cho những bạn chọn nhóm trường nằm ngoài Top 1% visa thẳng.
Khi nhận được thư mời nhập học từ trường Hàn Quốc, học sinh sẽ nộp hồ sơ xin cấp visa du học lên Trung Tâm Đăng Ký Visa Hàn Quốc - KVAC (Korea Visa Application Center). Sau trung bình tầm 1 tháng, ĐSQ Hàn Quốc sẽ phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng tiếng Hàn. Trong khi đó, nếu các bạn nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc thì thời gian được gọi phỏng vấn trung bình thường là sau 2 tuần.
Phỏng vấn xin visa hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu bạn nắm được cấu trúc bài phỏng vấn và ôn luyện chăm chỉ theo bộ giáo trình chuẩn luyện phỏng vấn.
2. Cấu trúc bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại ĐSQ Hà Nội
Thông thường, một bài phỏng vấn xin visa du học tại ĐSQ Hàn Quốc được chia làm 2 phần: phần thi viết (bằng tiếng Hàn) và phần phỏng vấn theo hình thức vấn - đáp trực tiếp. Đặc biệt, ĐSQ thường hỏi đáp trực tiếp chi tiết hơn so với Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc.
Lưu ý:
- ĐSQ lần lượt đọc tên học sinh vào phòng phỏng vấn. Mỗi lần gọi 3 người.
- Mỗi phòng phỏng vấn gồm 2 phòng nhỏ: phòng người Việt phỏng vấn và phòng người Hàn phỏng vấn. Tuy vậy, cấu trúc và nội dung phỏng vấn không khác nhau.
2.1. Phần thi viết trong bài phỏng vấn xin visa du học tại ĐSQ Hàn Quốc - Hà Nội
Tại ĐSQ Hàn Quốc ở Hà Nội, phần thi viết gồm 3 câu hỏi về Bảng chữ cái tiếng Hàn, tính toán cơ bản và chính tả. Một lưu ý nhỏ trước khi làm bài là học sinh cần điền chính xác thông tin cá nhân và tên Trung tâm du học.
- Thông tin cá nhân và Trung tâm du học
- Câu hỏi về bảng chữ cái tiếng Hàn: câu hỏi này thường về nguyên âm và phụ âm. Trong khoảng thời gian ôn luyện tiếng Hàn trước khi du học, học sinh cần nắm chắc 21 nguyên âm và 19 phụ âm.
- Câu hỏi tính toán cơ bản/ Phép tính: Đây là mẫu câu hỏi yêu cầu học sinh làm một số phép tính cơ bản mà không có sự hỗ trợ của máy tính. Những câu hỏi thường gặp bao gồm:
+ Nhân 3 chữ số với 3 chữ số (Ví dụ: 123 x 567 = )
+ Chia 3 chữ số cho 2 chữ số (Ví dụ: 962 : 78 = )
+ Chia 4 chữ số cho 2 chữ số (Ví dụ: 1020 : 20 = )
Lưu ý: ĐSQ không giới hạn thời gian tính toán. Do đó học sinh có thể tính lại vài lần để có kết quả chính xác.
- Câu hỏi chính tả: Người phỏng vấn sẽ đọc 1 câu có nội dung và ngữ pháp cơ bản bằng tiếng Hàn Quốc. (Ví dụ: "Tôi đến ĐSQ bằng xe buýt")
Tốc độ đọc chính tả tương đối chậm rãi, có ngắt nghỉ rõ ràng để phù hợp với trình độ của học sinh mới học tiếng Hàn từ 5-6 tháng. Do đó học sinh không cần quá lo lắng về câu hỏi này.
2.2. Phần vấn đáp: Các câu hỏi được hỏi trực tiếp bằng tiếng Hàn, gồm các chủ để chính như sau:
- Giới thiệu bản thân
- Giới thiệu gia đình, thu nhập, đặc biệt là người thân, bạn bè tại Hàn Quốc (nếu có)
- Học lực
- Quá trình học tiếng Hàn tại Việt Nam
- Kế hoạch học tập tại Hàn Quốc
- Câu hỏi ngẫu nhiên, kiểm tra phản xạ.
3. Cấu trúc bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán - HCM
Bài phỏng vấn xin visa du học tại Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc ở HCM cũng gồm 2 phần tương tự. Nếu phần thi vấn đáp ở ĐSQ HQ tại Hà Nội sẽ khó hơn so với ở Tổng Lãnh Sự HCM, thì phần thi viết ở Tổng Lãnh Sự Quán lại chi tiết và khó hơn so với ở ĐSQ HN.
3.1 Phần thi viết trong bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán HCM:
Phần thi viết tại Tổng Lãnh Sự Quán HCM bao gồm từ 10 đến 15 câu hỏi (thường là 13 câu). Thời gian làm bài từ 7 đến 15 phút (nếu xong trước thì có thể nộp sớm). Nội dung câu hỏi thường được chia ra làm 3 yêu cầu như sau:
* Phần trả lời câu hỏi: thường bao gồm 4 câu hỏi:
+ Câu đầu tiên hỏi về thông tin cá nhân và gia đình của học sinh: (Đề song ngữ Hàn - Việt)
Ví dụ:
- Bạn học tiếng Hàn ở đâu?
- Bạn học tiếng Hàn trong bao lâu?
- Gia đình bạn có mấy người?
+ Câu hỏi thứ hai liên quan đến kiến thức của học sinh về đất nước - con người Hàn Quốc.
Ví dụ: Hàn Quốc có mấy mùa?
Những câu hỏi còn lại liên quan đến chữ số và tính toán. Ví dụ:
- Mười cộng năm bằng bao nhiêu?
- Số 5698 viết sang tiếng Hàn như thế nào?
Lưu ý: những câu trả lời liên quan đến số đều phải viết bằng chữ Hàn
* Phần dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại:
Phần dịch nghĩa thường gồm các câu có từ vựng và ngữ pháp cơ bản. Ví dụ:
+ Đồ ăn Hàn Quốc ngon nhưng hơi đắt
+ Hôm nay trời mưa to
+ Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok.
* Viết đoạn văn ngắn về chủ đề ngẫu nhiên:
Phần cuối cùng thường yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về một chủ đề ngẫu nhiên. Tuy vậy phần này tương đối đơn giản, học sinh chỉ cần trang bị kỹ nội dung về bản thân, gia đình, quê hương, đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó học cần nắm chắc một số thông tin cơ bản, nổi trội của đất nước Hàn Quốc, cũng như mục đích và kế hoạch học tập khi đi du học.
Những câu hỏi thường gặp bao gồm:
Hãy giới thiệu quê hương nơi bạn được sinh ra
Hãy giới thiệu về một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam
3.2. Phần vấn đáp trong bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán HCM:
Lãnh Sự Quán Hàn Quốc sẽ căn cứ vào kết quả của bài thi viết để hỏi trực tiếp học sinh bằng tiếng Hàn. Nếu kết quả cau, Lãnh Sự Quán sẽ hỏi nhiều câu bằng tiếng Hàn Quốc hơn, hoặc chủ đề đa dạng hơn. Nội dung câu hỏi tương tự như Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Hà Nội.
A. Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân: Đây là nhóm câu hỏi khởi động giúp học sinh thoải mái tinh thần và làm quen với người phỏng vấn. Nội dung câu hỏi thường về tên, tuổi, nghề nghiệp, quê hương.
Ví dụ:
+ Hãy giới thiệu bản thân.
+ Bạn nao nhiêu tuổi?
+ Bạn sinh ra ở đâu?
B. Nhóm câu hỏi về thông tin gia đình: Nhóm câu hỏi này yêu cầu học sinh giới thiệu gia đình, tài chính của cha mẹ, người bảo lãnh. Học sinh thường được hỏi về:
- Số thành viên trong gia đình;
- Tuổi tác của cha mẹ, anh chị em;
- Chi tiết về nghề nghiệp của cha mẹ (Ví dụ: gia đình làm trang trại, ĐSQ sẽ hỏi trang trại trồng cây gì, nuôi con gì);
- Thu nhập của cha mẹ, người bảo lãnh;
- Nghề nghiệp của anh chị em.
Ví dụ:
+ Nhà bạn có bao nhiêu người?
+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?
+ Thu nhập của bố mẹ bạn 1 tháng là bao nhiêu?
+ Trong tài khoản ngân hàng có bao nhiêu?
+ Anh (chị, em) làm nghề gì?
* Với những học sinh có người thân, bạn bè bên Hàn Quốc: ĐSQ sẽ tập trung hỏi về thông tin của người học sinh quen bên Hàn Quốc. Cụ thể:
- Công việc của người đó là gì;
- Hiện tại đang ở đâu;
- Hợp pháp hay bất hợp pháp;
- Ở bên đó bao lâu rồi;
- Đã kết hôn chưa;
- Học sinh sang đó, có ở cùng người thân không.
C. Nhóm câu hỏi về học lực: Đây là nhóm câu hỏi về kết quả học tập của học sinh, trình độ học vấn ở Việt Nam. Những câu hỏi này thường xoay quanh các chủ đề: tên trường, thành tích, điểm trung bình GPA, chuyên ngành đại học và các hoạt động sau khi tốt nghiệp.
Ví dụ:
+ Tên trường cấp 3 của bạn là gì?
+ Điểm trung bình 3 năm là mấy phẩy?
+ Bạn tốt nghiệp cấp 3 khi nào?
+ Tốt nghiệp Đại học (Cao đẳng/ trung cấp) xong, bạn đã làm gì?
D. Nhóm câu hỏi về việc học tiếng Hàn tại Việt Nam: Học sinh thường được hỏi về nơi học tiếng Hàn, thời gian học, quá trình học, cảm nhận của học sinh về tiếng Hàn, khó ở điểm nào. Ví dụ:
+ Bạn học tiếng Hàn ở đâu?
+ Học tiếng Hàn có khó không?
+ Mỗi ngày bạn học tiếng Hàn mấy tiếng?
E. Nhóm câu hỏi về kế hoạch học tập của học sinh khi sang Hàn Quốc: Nhóm câu hỏi này liên quan đến thông tin về ngôi trường ở Hàn Quốc cũng như các kế hoạch, dự dịnh và mong muốn của bản thân khi đi du học. Học sinh thường gặp những câu hỏi sau:
- Tên trường Hàn Quốc;
- Ngành học mong muốn;
- Kế hoạch học tập tại Hàn Quốc
- Lý do chọn đi du học Hàn Quốc;
- Lý do chọn học trường đó;
- Lý do chọn học ngành đó;
- Kế hoạch sau khi học xong (có về Việt Nam không), về xong làm gì.
Ví dụ:
+ Tại sao bạn lại muốn đi du học Hàn?
+ Trường đại học mà bạn muốn học tên gì?
+ Kế hoạch bên Hàn của bạn là gì?
F. Nhóm câu hỏi về đời sống hàng ngày, phản ứng nhanh: Đây là những câu hỏi đơn giản, kiểm tra phản xạ của học sinh, với loạt chủ đề ngẫu nhiên. Thông thường, học sinh sẽ được hỏi về:
- Sở thích;
- Thứ, ngày, tháng ngẫu nhiên;
- Ăn sáng chưa, đã ăn gì, ăn lúc mấy giờ;
- Đến Đại Sứ Quán bằng phương tiện gì, mất bao lâu;
- Tại sao lại đến Đại Sứ Quán;
- Có Topik chưa;
- Có người quen bên Hàn không.
Ví dụ:
+ Hôm nay là thứ mấy?
+ Bây giờ là mấy giờ?
+ Bạn ăn sáng/ trưa chưa?
+ Bạn đến Đại Sứ Quán bằng phương tiện gì?
+ Sở thích của bạn là gì?
+ Hôm nay thời tiết như thế nào?
4. Cấu trúc bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán - Đà Nẵng
4.1 Phần thi viết trong bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán Đà Nẵng:
* Phần trả lời câu hỏi: thường bao gồm 4 câu hỏi:
+ Câu đầu tiên hỏi về thông tin cá nhân và gia đình của học sinh: (Đề song ngữ Hàn - Việt)
Ví dụ:
- Bạn học tiếng Hàn ở đâu?
- Bạn học tiếng Hàn trong bao lâu?
- Gia đình bạn có mấy người?
+ Câu hỏi thứ hai liên quan đến kiến thức của học sinh về đất nước - con người Hàn Quốc.
Ví dụ: Hàn Quốc có mấy mùa?
Những câu hỏi còn lại liên quan đến chữ số và tính toán. Ví dụ:
- Mười cộng năm bằng bao nhiêu?
- Số 5698 viết sang tiếng Hàn như thế nào?
Lưu ý: những câu trả lời liên quan đến số đều phải viết bằng chữ Hàn
* Viết đoạn văn ngắn về chủ đề ngẫu nhiên:
Những câu hỏi thường gặp bao gồm:
Hãy giới thiệu quê hương nơi bạn được sinh ra
Hãy giới thiệu về một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam
3.2. Phần vấn đáp trong bài phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc tại Tổng Lãnh Sự Quán Đà Nẵng:
Lãnh Sự Quán Hàn Quốc sẽ căn cứ vào kết quả của bài thi viết để hỏi trực tiếp học sinh bằng tiếng Hàn. Nếu kết quả cau, Lãnh Sự Quán sẽ hỏi nhiều câu bằng tiếng Hàn Quốc hơn, hoặc chủ đề đa dạng hơn. Nội dung câu hỏi tương tự như Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại HCM.
A. Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân: Đây là nhóm câu hỏi khởi động giúp học sinh thoải mái tinh thần và làm quen với người phỏng vấn. Nội dung câu hỏi thường về tên, tuổi, nghề nghiệp, quê hương.
Ví dụ:
+ Hãy giới thiệu bản thân.
+ Bạn nao nhiêu tuổi?
+ Bạn sinh ra ở đâu?
B. Nhóm câu hỏi về thông tin gia đình: Nhóm câu hỏi này yêu cầu học sinh giới thiệu gia đình, tài chính của cha mẹ, người bảo lãnh. Học sinh thường được hỏi về:
- Số thành viên trong gia đình;
- Tuổi tác của cha mẹ, anh chị em;
- Chi tiết về nghề nghiệp của cha mẹ (Ví dụ: gia đình làm trang trại, ĐSQ sẽ hỏi trang trại trồng cây gì, nuôi con gì);
- Thu nhập của cha mẹ, người bảo lãnh;
- Nghề nghiệp của anh chị em.
Ví dụ:
+ Nhà bạn có bao nhiêu người?
+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?
+ Thu nhập của bố mẹ bạn 1 tháng là bao nhiêu?
+ Trong tài khoản ngân hàng có bao nhiêu?
+ Anh (chị, em) làm nghề gì?
* Với những học sinh có người thân, bạn bè bên Hàn Quốc: ĐSQ sẽ tập trung hỏi về thông tin của người học sinh quen bên Hàn Quốc. Cụ thể:
- Công việc của người đó là gì;
- Hiện tại đang ở đâu;
- Hợp pháp hay bất hợp pháp;
- Ở bên đó bao lâu rồi;
- Đã kết hôn chưa;
- Học sinh sang đó, có ở cùng người thân không.
C. Nhóm câu hỏi về học lực: Đây là nhóm câu hỏi về kết quả học tập của học sinh, trình độ học vấn ở Việt Nam. Những câu hỏi này thường xoay quanh các chủ đề: tên trường, thành tích, điểm trung bình GPA, chuyên ngành đại học và các hoạt động sau khi tốt nghiệp.
Ví dụ:
+ Tên trường cấp 3 của bạn là gì?
+ Điểm trung bình 3 năm là mấy phẩy?
+ Bạn tốt nghiệp cấp 3 khi nào?
+ Tốt nghiệp Đại học (Cao đẳng/ trung cấp) xong, bạn đã làm gì?
D. Nhóm câu hỏi về việc học tiếng Hàn tại Việt Nam: Học sinh thường được hỏi về nơi học tiếng Hàn, thời gian học, quá trình học, cảm nhận của học sinh về tiếng Hàn, khó ở điểm nào. Ví dụ:
+ Bạn học tiếng Hàn ở đâu?
+ Học tiếng Hàn có khó không?
+ Mỗi ngày bạn học tiếng Hàn mấy tiếng?
E. Nhóm câu hỏi về kế hoạch học tập của học sinh khi sang Hàn Quốc: Nhóm câu hỏi này liên quan đến thông tin về ngôi trường ở Hàn Quốc cũng như các kế hoạch, dự dịnh và mong muốn của bản thân khi đi du học. Học sinh thường gặp những câu hỏi sau:
- Tên trường Hàn Quốc;
- Ngành học mong muốn;
- Kế hoạch học tập tại Hàn Quốc
- Lý do chọn đi du học Hàn Quốc;
- Lý do chọn học trường đó;
- Lý do chọn học ngành đó;
- Kế hoạch sau khi học xong (có về Việt Nam không), về xong làm gì.
Ví dụ:
+ Tại sao bạn lại muốn đi du học Hàn?
+ Trường đại học mà bạn muốn học tên gì?
+ Kế hoạch bên Hàn của bạn là gì?
F. Nhóm câu hỏi về đời sống hàng ngày, phản ứng nhanh: Đây là những câu hỏi đơn giản, kiểm tra phản xạ của học sinh, với loạt chủ đề ngẫu nhiên. Thông thường, học sinh sẽ được hỏi về:
- Sở thích;
- Thứ, ngày, tháng ngẫu nhiên;
- Ăn sáng chưa, đã ăn gì, ăn lúc mấy giờ;
- Đến Đại Sứ Quán bằng phương tiện gì, mất bao lâu;
- Tại sao lại đến Đại Sứ Quán;
- Có Topik chưa;
- Có người quen bên Hàn không.
Ví dụ:
+ Hôm nay là thứ mấy?
+ Bây giờ là mấy giờ?
+ Bạn ăn sáng/ trưa chưa?
+ Bạn đến Đại Sứ Quán bằng phương tiện gì?
+ Sở thích của bạn là gì?
+ Hôm nay thời tiết như thế nào?
5. Nhận kết quả phỏng vấn visa du học Hàn Quốc:
* Tại ĐSQ Hàn Quốc - Hà Nội:
- Nếu học sinh đỗ phỏng vấn, hộ chiếu có dán kèm visa được trả sau 1 tháng phỏng vấn.
- Nếu học sinh không đỗ, hộ chiếu được trả lại ngay sau khi phỏng vấn.
* Tại Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc- TP HCM, Đà Nẵng: học sinh không được thông báo ngay mà phải đợi kết quả visa phỏng vấn trong 1 tháng từ thời điểm phỏng vấn
Lưu ý khi nhận kết quả visa:
- Học sinh cần có đủ CMND gốc và giấy hẹn trả kết quả visa của ĐSQ hoặc Lãnh Sự Quán Hàn Quốc.
- Tuyệt đối không được chụp cận cảnh visa đăng lên mạng xã hội như Facebook, Instagram, tránh bị kẻ xấu đánh cắp thông tin cá nhân.
6. Bí quyết đỗ phỏng vấn visa du học Hàn Quốc:
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn:
- Ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Học sinh nên mặc áo trắng quần âu.
- Giữ thái độ tốt và không cười đùa gây ồn ào tại ĐSQ hoặc LSQ Hàn Quốc.
- Đi trước giờ hẹn phỏng vấn 30 phút để không bị gấp gáp. Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng phỏng vấn
Lưu ý khi vào phòng phỏng vấn:
- Nụ cười lần đầu tiên gặp gỡ sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp bạn tự tin hơn.
- Khi giới thiệu hãy nói rõ họ và tên của mình
- Lưu ý các lỗi phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp. Khi phỏng vấn nói to, rõ ràng, không nên nói quá nhanh.
- Những câu liên quan đến thông tin cá nhân, gia đình, bằng cấp, điều kiện tài chính phải trả lời chính xác sự thật (khớp với nội dung trong hồ sơ). Bởi ĐSQ hoặc LSQ sẽ đối chiếu với nội dung trong hồ sơ các bạn đã nộp.
- Nội dung các câu trả lời liên quan đến xã hội Việt Nam và Hàn Quốc phải chính xác để tôn trọng hai quốc gia.
- Mỗi ngày đều dành ra thời gian để ôn luyện, phỏng vấn thử. Nếu được hãy tự ghi âm lại giọng mình rồi nghe.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm là hai yếu tố quan trọng có thể giúp cho các bạn vượt qua kỳ thi phỏng vấn. Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá căng thẳng. Đến với INTRASE, các bạn sẽ được luyện tập từ tác phong đến cách thức và nội dung phỏng vấn đúng tiêu chuẩn, bài bản. Chúc các em luôn bình tĩnh, tự tin và đạt được mục đích học tập chính đáng của mình.