Hiện tại, thực tập sinh (TTS) làm việc tại Nhật Bản theo 3 diện: TTS kỹ năng, TTS đặc định, TTS kỹ sư. Theo quy định thực tập sinh ở 3 diện này được chi trả mức lương tối thiểu vùng. Mỗi vùng sẽ có một mức lương khác nhau. Trong bài viết này của INTRASE, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mức lương của một thực tập sinh tại Nhật nhé!
.jpg)
Bảng tham khảo lương vùng tại Nhật Bản năm 2024
1. Mức lương cơ bản của thực tập sinh tại Nhật
Mức lương cơ bản của thực tập sinh Nhật Bản được quy định theo pháp luật của nước sở tại. Mức lương này có thể cao hơn hặc bằng mức lương tối thiểu của khu vực, tỉnh thành mà người lao động làm việc. Tại Nhật Bản, mỗi tỉnh thành, khu vực sẽ có mức lương tối thiểu được quy định riêng. Mức lương cơ bản cần phù hợp với mức lương tối thiểu này.
Khi đăng kí tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng và ứng tuyển một vị trí tại một xí nghiệp Nhật Bản, lương cơ bản là mức lương được thoả thuận trong hợp đồng giữa lao động và xí nghiệp.
Lương cơ bản được tính theo công thức sau đây:
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu vùng đó ( tính theo số giờ làm việc) x Số giờ làm việc được quy định/ngày ( thường là 8 tiếng) x Số ngày làm việc/tháng
Ví dụ: Làm việc tại tỉnh Tokyo thì mức lương theo vùng tối thiểu là 1163 yên/giờ, tháng đó làm 21 ngày
Như vậy Lương cơ bản = 1163 yên x 8 tiếng x 21 ngày = 195.384 yên/tháng ( đây là mức lương chưa tính trợ cấp, tăng ca, làm thêm ngoài giờ...)
Như vậy. lương cơ bản chưa bao gồm lương làm thêm giờ, tiền trợ cấp của xí nghiệp dành cho thực tập sinh và chưa trừ các khoản phí khác như bảo hiểm, thuế phí và chi phí sinh hoạt.
2. Mức lương thực lĩnh của thực tập sinh tại Nhật Bản
Vậy làm sao để biết mức lương thực tế của thực tập sinh Nhật Bản? Lúc này, bạn cần tính toán mức lương thực lĩnh. Lương thực lĩnh sẽ bao gồm lương cơ bản, trừ đi các khoản chi phí và cộng thêm các loại phụ cấp, lương làm thêm giờ. Như vậy, lương thực lĩnh có thể cao hơn hoặc thấp hơn lương cơ bản, phụ thuộc vào cách chi tiêu của thực tập sinh và số giờ tăng ca trong tháng.
Cách tính lương thực lĩnh như sau:
Lương thực lĩnh = Lương cơ bản + Lương làm thêm giờ – Thuế – Bảo hiểm – Chỗ ở*
(*Phụ thuộc vào chính sách từng công ty)
.png)
3. Yếu tố ảnh hưởng tới mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản
Đặc thù ngành nghề đơn hàng
Mỗi ngành nghề sẽ có một mức lương được quy định riêng. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều, thiếu nhân lực hoặc những ngành nghề đặc thù, yêu cầu kinh nghiệm hay kỹ năng chuyên môn cao thường sẽ có mức lương cao hơn.
Ví dụ những đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản mang tính đặc thù như xây dựng, giàn giáo, cốt thép,… yêu cầu người lao động làm việc ngoài trời sẽ có mức lương cơ bản nhỉnh hơn những đơn hàng khác. Hay như những đơn hàng yêu cầu lao động trình độ cao như điều dưỡng, hộ lý, kỹ sư,… mức lương cũng cao hơn nhiều đơn hàng không yêu cầu trình độ. Ngoài ra, những đơn hàng có lương tầm trung nhưng lại nhiều việc làm thêm, tăng ca nhiều cũng mang lại thu nhập khá cao cho lao động có thể kể đến như: may mặc, thực phẩm, điện tử,…
Chính sách khung lương của xí nghiệp, công ty
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản đó là khung lương được quy định của mỗi công ty. Ví dụ, có những doanh nghiệp chăm lo cho đời sống lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của lao động trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hoà hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.
Số giờ làm việc trong tháng
Tổng số giờ làm việc trong một tháng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của thực tập sinh Nhật Bản. Số giờ làm việc trong một năm phụ thuộc vào mỗi công ty, được tính dựa trên số ngày làm việc trong năm. Thông thường, người làm việc sẽ được nghỉ khoảng 62 ngày đến 120 ngày 1 năm tuỳ vào công ty, xí nghiệp nơi họ làm việc. Số ngày làm việc càng nhiều thì tiền lương càng cao.
Tuy nhiên cách tốt nhất để nhận được mức lương cao dành cho thực tập sinh kỹ năng tại Nhật là cố gắng tăng ca thường xuyên. Do số lương tháng sẽ được tính theo giờ làm việc nên bạn làm càng nhiều giờ, lương của bạn càng cao.
Vùng miền khu vực làm việc
Như đã nói ở trên, mỗi khu vực hay tỉnh thành tại Nhật sẽ quy định một mức lương tối thiểu riêng. Như đã đề cập ở trên, giữa các tỉnh thành ở Nhật Bản có mức lương tối thiểu theo giờ khác nhau. Thường ở những vùng ngoại ô sẽ thấp hơn trung tâm thành phố, tuy nhiên chi phí sinh hoạt sẽ tiết kiệm hơn khá nhiều. Ví dụ, các tỉnh trung tâm như Tokyo, Knagawa, Chiba,… thường có mức lương cao hơn các khu vực nông thôn như Kochi, Aomori,… Tuy nhiên, làm việc tại khu vực trung tâm đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn.
Chi phí bắt buộc phải trả khi làm việc và sinh sống tại Nhật
Ngoài ra, mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào các khoản chi phí bắt buộc được quy định như sau: Nộp thuế, đóng bảo hiểm, chỗ ở, ăn uống, sinh hoạt...Những khoản này sẽ được cán bộ nhân viên công ty vấn chi tiết khi kí hợp đồng chính thức.
Để tìm được một công việc có mức lương tốt, tăng ca nhiều, hạn chế các rủi ro về lương thì việc đăng ký xuất khẩu lao động thông qua một công ty phái cử uy tín là điểm mấu chốt. Tại INTRASE, các đơn hàng đều có chất lượng cao, đảm bảo thu nhập và môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, các đơn hàng rất đa dạng về ngành nghề, độ tuổi, khu vực và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Nhìn chung thì lương thực tập sinh cũng khá cao, nếu các bạn cố gắng chăm chỉ tăng ca và tiết kiệm thì sau khi kết thúc hợp đồng người lao động sẽ tích luỹ được một số vốn cho bản thân. Sau khi về nước có thể hỗ trợ cho gia đình cũng như tạo dựng một công việc ổn định. Hy vọng những thông tin mà INTRASE cung cấp đã mang lại được những kiến thức cần thiết cho các bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm về vấn đề xuất khẩu lao động, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.