Nguyên nhân tình trạng lừa đảo khi XKLĐ sang Nhật

Cập nhật: 18/05/2021
Lượt xem: 670

Nhiều trường hợp lừa đảo khiến người lao động mất số tiền rất lớn, chủ yếu phải đi vay mượn. Hãy cảnh giác cao với thủ đoạn của các môi giới.

Lừa đảo trong xuất khẩu lao động nước ngoài hiện tại đã và đang là một trong những hiện tượng đáng báo động. Mỗi ngày, những chiêu trò mà tội phạm áp dụng mỗi tinh vi và khó lường hơn. Thậm chí, chúng không chỉ phổ biến, thông dụng ở Nhật Bản mà còn lan ra nhiều nước khác nữa. Dưới đây là những nguyên nhân, sơ hở mà kẻ lừa đảo thường có thể lợi dụng được, bạn nên tham khảo:

Do bản thân người lao động

Vì gia cảnh nghèo hay vì mong muốn có được nhiều tiền để cải thiện chất lượng cuộc sống hơn. Mà, rất nhiều người lao động đã có kỳ vọng quá mức, thậm chí tin tưởng tuyệt đối vào chuyện ra nước ngoài làm việc. Có những người càng không có bằng cấp, trình độ, năng lực lẫn tay nghề, ngoại ngữ,... Nói chung, điểm xuất phát hoàn toàn là một con số “0” tròn trĩnh. 

Nguyên nhân tình trạng lừa đảo khi XKLĐ sang Nhật

Các công ty hợp pháp sẽ không có khả năng nhận những đối tượng người lao động như thế này. Và, đây là lúc tội phạm ra tay, họ không kể đến xuất phát điểm của bạn như thế nào, gia cảnh ra sao. Họ chỉ gây chú ý với bạn về những khía cạnh như thu nhập, mức lương và số tiền đi nước ngoài “rẻ bèo”. Họ thuyết phục bạn bằng những thông tin đầy mê hoặc và sai lệch. Dĩ nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, thông tin, nhiều người lao động đã cả tin, không tìm hiểu kỹ và sa lưới.

Do sức ảnh hưởng của truyền thông và tin đồn thất thiệt

Nguyên nhân chính yếu vẫn ở những người lao động, họ không có đủ thông tin từ truyền thông. Hiện nay, công việc tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động chính thống hầu như chưa đầy đủ, đồng bộ và rộng khắp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến thức hiểu biết của người có ý định lao động ở nước ngoài. 

Nguyên nhân tình trạng lừa đảo khi XKLĐ sang Nhật

Người lao động cũng vì vậy trở nên hời hợt, không có cơ sở bấu víu trước quyết định có tính bước ngoặt của bản thân. Họ chỉ biết tin vào những tuyên truyền do các đơn vị xuất khẩu lao động không rõ nguồn gốc trình bày. Thậm chí, có người còn dễ dàng tin và nghe những thông tin trôi nổi trên mạng xã hội với lời hứa hẹn hấp dẫn.

Do sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật

Ở nước ta, thực sự những quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và sự quản lý nhà nước còn rất yếu kém. Cụ thể, có thể thấy, nhiều quy định về lao động còn rườm rà, khó hiểu, gây phức tạp cho doanh nghiệp và lao động. Nhưng, về vấn đề lừa đảo khi xuất khẩu lao động thì lại chưa chặt chẽ, lỏng lẻo. Chính nguyên nhân này đã vô tình tạo nên kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân làm xuất khẩu lao động “lách luật”.

Do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi

Làm giấy phép giả, nhân viên tư vấn, thuyết phục quá “bùi tai”, những hứa hẹn về một chân trời mới đầy tương lai,... Tất cả chính là thủ đoạn tinh vi mà bọn lừa đảo xuất khẩu lao động thường hay áp dụng. Có công ty còn đầu tư vô cùng hào nhoáng với biển hiệu, mặt bằng cao cấp, đáng tin cậy chỉ để lừa người. 

Thông thường, chúng chỉ cần lừa một số người với số tiền chi ra từ vài chục đến vài trăm triệu đồng là trót lọt. Tuy nhiên, đây lại là số tiền chắt bóp cả đời hoặc vay mượn với số lãi cực kỳ cao của người lao động. Điều đó giải thích vì sao mặc dù có rất nhiều chế tài được nêu ra, nhưng nhiều kẻ vẫn bất chấp để lừa đảo.

Theo dõi Intrase để cập nhật những thông tin mới nhất về XKLĐ Nhật Bản, bạn nhé!

Nguồn: Tổng hợp

 
X ĐÓNG LẠI