5 chiêu trò lách luật khi giới thiệu người sang Nhật

Cập nhật: 18/05/2021
Lượt xem: 741

Bên cạnh những tội phạm lừa đảo trắng trợn lợi dụng lòng tin của người lao động cần đề phòng vừa kể trên. Bạn cũng cần biết thêm những chiêu trò lách luật của nhiều công ty xuất khẩu lao động dù hợp pháp. Đây cũng được xem là hình thức lừa đảo nhưng pháp luật không làm gì được vì không hề phạm pháp. 

Hình thức lách luật thu thêm tiền người lao động

Vấn đề lo lắng chi phí để đi lao động nước ngoài luôn là vấn đề quan trọng mà ai cũng quan tâm. Song, không một ai biết chính xác chi phí mình phải đóng là bao nhiêu khi nhà nước không quy định. Lợi dụng sơ hở này, nhiều công ty đã chia nhỏ các khoản tiền để người lao động thấy không quá cao mà chi ra.

5 chiêu trò lách luật khi giới thiệu người sang Nhật

Để đến khi tính toán cẩn thận lại, nhiều người lao động mới tá hỏa nhận ra số tiền phát sinh đôi khi đã tăng gấp 2 gấp 3 số tiền ban đầu trong hợp đồng lao động. Nhưng, “đâm lao thì phải theo lao” vì tiền đã mất rồi, người lao động cũng không làm gì được. Đối với vấn nạn này, nếu chi phí phát sinh đôi ba triệu thì bình thường, không tránh khỏi. Nhưng nếu bạn nhận thấy công ty thu quá nhiều thì nên cẩn thận tìm hiểu kỹ lại nhé! 

Tình trạng lách luật làm sai hợp đồng

Chiêu trò lách luật làm sai hợp đồng chính là đổi ngành nghề trên hợp đồng khi bạn đã sang nước ngoài. Hành vi này hoàn toàn không bị pháp luật dòm ngó nên nhiều công ty cũng áp dụng. Chưa kể, khi người lao động đã ở nước ngoài thì kiến nghị cho ai giải quyết, nên chỉ đành chấp nhận. Và đương nhiên, phi vụ này của các công ty đã thành công 100%.

Chiêu trò lừa tiền chống trốn

5 chiêu trò lách luật khi giới thiệu người sang Nhật

Chiêu trò lừa tiền chống trốn được hiểu là các công ty thực hiện thu tiền người lao động với mục đích chống lừa đảo khi xuất khẩu lao động là trốn đi trước khi xuất cảnh. Hiện nay, luật lao động đã có quy định cấm hành vi này nhưng nhiều công ty vẫn thực hiện. Họ ngầm thỏa thuận với người lao động và thu số tiền này để có thêm nguồn thu. Chỉ cần thuê một số lao động tại nước ngoài lôi kéo người lao động bỏ trốn, họ sẽ có ngay số tiền cọc cả trăm triệu đồng. Vụ việc này đã từng xảy ra không ít đối với những người lao động tại Nhật Bản.

Chiêu trò lừa đảo nộp tiền trúng tuyển

Hình thức này được xem là chiêu trò lách luật “ác liệt” nhất mà người lao động cần cảnh giác. Nhiều người lợi dụng việc nhà tuyển dụng tại nước ngoài không thể gửi thông báo trúng tuyển để lừa đảo. Cụ thể, họ sẽ thông báo với lao động không trúng tuyển rằng họ đã thành công và thu ngay số tiền trong hợp đồng. Để rồi cuối cùng, sau một thời gian chờ đợi, họ lại “lật lọng” thông báo các doanh nghiệp nước ngoài không nhận nữa. 

Lừa nộp thêm tiền sau khi trúng tuyển

Tương tự như cách trên, nhiều công ty sau phỏng vấn thì thông báo cho một số lao động đỗ đơn hàng là đã trượt. Sau đó, họ lợi dụng lúc hoang mang này để trao đổi với gia đình của lao động rằng nếu nộp thêm tiền sẽ đỗ. Và lẽ dĩ nhiên, vì sốt ruột nhiều người sẽ cắn răng mà nộp thêm để được đi “suất hiển nhiên thuộc về mình”. 

Theo dõi Intrase để cập nhật những thông tin mới nhất về XKLĐ Nhật Bản, bạn nhé!

Nguồn: Tổng hợp

 
X ĐÓNG LẠI