5 điều khác biệt ở Nhật Bản chúng ta nên biết

Cập nhật: 05/12/2020
Lượt xem: 977

“5 điều khác biệt ở Nhật Bản chúng ta nên biết” sẽ cung cấp cho các bạn những khác biệt chỉ có ở Nhật Bản. Biết những điều khác biệt ở Nhật Bản, sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hòa nhập với xứ sở hoa Anh Đào.

Khách hàng luôn luôn là thượng đế

Ở Nhật thì khách hàng luôn luôn là thượng đế, nếu khách hàng muốn gì, thì điều đó phải được cố gắng thực hiện. Trong siêu thị, nếu khách hàng muốn tìm một thứ hàng nào đó thì có thể tìm đến nhân viên siêu thị ở gần nhất và hỏi bắp cải ở đâu. Người này, dù là đang bận làm một việc khác sẽ ngay lập tức bỏ dở công việc của mình để đi tìm câu trả lời cho khách hàng, hoặc ít nhất thì cũng đưa khách hàng đến chỗ một nhân viên khác thích hợp hơn.

Khách hàng luôn là thượng đế tại Nhật Bản

Khách hàng luôn luôn là thượng đế

Trong ga tàu, bất cứ nhân viên nhà ga nào cũng sẽ trả lời các câu hỏi của bạn liên quan đến việc đi tàu như một nghĩa vụ, kể cả khi tuyến tàu mà bạn hỏi là một tuyến khác chẳng liên quan gì đến nhà ga này. Khi có người tàn tật đi xe lăn lên tàu, một nhân viên sẽ đến giúp đẩy xe lăn lên tàu, đồng thời hỏi người đó sẽ xuống ở ga nào, để liên lạc với ga đó cử người ra đúng toa tàu đó đón và đưa xe lăn xuống tàu.

Ở bưu điện, ngân hàng hay các cơ sở giải quyết thủ tục hành chính của địa phương, các nhân viên có nghĩa vụ phải trả lời mọi câu hỏi của bạn về bất cứ quy trình thủ tục nào, hoặc tìm ra người có thể trả lời câu hỏi đó cho bạn, và cuối cùng nếu không đủ dữ kiện để trả lời họ mới được xin lỗi bạn và ngừng tìm kiếm.

Giữ chỗ trong quán ăn bằng túi xách, thẻ tích điểm, ví, điện thoại

Thật vậy, ở Nhật khi đến các nhà hàng, quán ăn, nếu bạn thấy ở một bàn tưởng như trống không có người ngồi, nhưng lại có 4 cái thẻ tích điểm đặt ngay ngắn ở 4 chỗ, thì đó không phải là ai đó để quên thẻ ở đó, mà chính là dấu hiệu “bàn này đã có người ngồi” của người Nhật.

giữ chỗ bằng túi xách

Người Nhật sẽ giữ chỗ của mình bằng bất cứ vật dụng gì như: túi xách, sách vở, điện thoại

Hoặc cũng có trường hợp khi khách hàng đang vừa dùng bữa hoặc nhâm nhi đồ uống của mình vừa bấm điện thoại hoặc làm việc với laptop, thì bỗng nhiên cần đi WC, họ sẽ để lại laptop hoặc điện thoại hoặc túi xách, đồ đạc,... của họ tại đó để báo hiệu cho nhà hàng “tôi đi WC và quay lại ngay, chứ không phải là bỏ về mà không thanh toán”.

Biển chỉ dẫn ở khắp mọi nơi

Chính vì nguyên tắc “khách hàng không hiểu thì bằng mọi giá phải cho khách hàng hiểu”, cho nên để tiết kiệm công sức giải thích cho nhân viên, người Nhật đặt các biển báo, bảng chỉ dẫn, tờ rơi take-free in chi tiết các thông tin cần thiết nhất hay các thông tin hay bị hỏi nhất để khách hàng có thể tự tìm hiểu mà không cần gọi giúp đỡ.

Biển chỉ dẫn ở Nhật Bản

Biển chỉ dẫn được đặt khắp nơi công cộng

Mang rác theo mình cho đến khi tìm được thùng rác

Ở Nhật khi đi trên đường hay trong các tòa nhà bạn sẽ rất khó có thể tìm thấy thùng rác, và thực tế người Nhật có thói quen giữ rác trong túi của mình cho đến khi tìm được chỗ vứt. Thậm chỉ họ sẽ phải mang rác về nhà. Nếu vứt rác không đúng quy định tại Nhật Bản, bạn có thể bị phạt.

Xem thêm cách phâm loại rác của người Nhật Bản

Tự giác trả đúng số tiền khi đi xe buýt

Hầu hết xe buýt ở Nhật (và đôi khi là cả xe điện), khi trả tiền xe khách đi xe sẽ trả đúng số tiền mình cần trả vào một cái hộp, và trong nhiều trường hợp sẽ chẳng ai biết số tiền bạn cần trả là bao nhiêu và thực tế bạn đã trả bao nhiêu.

Tuy rằng cũng nhiều khi tài xế sẽ để ý số lượng đồng xu bạn bỏ để đoán xem bạn đã trả bao nhiêu, và khi nghi ngờ thì họ cũng chỉ nhẹ nhàng hỏi “Có phải quý khách vừa trả xxx yên không”, hoặc yêu cầu bạn xuất trình vé lên xe.

đi xe bus Nhật Bản

Tự giác trả đúng số tiền thể hiện tính trung thực của người Nhật

Xem thêm về Cách đi tàu điện ở Nhật Bản mà bạn cần phải biết

Trên đây là 5 điều khác biệt ở Nhật Bản chúng ta nên biết khi đến làm việc, học tập hoặc du lịch tại Nhật Bản. Intrase hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích các bạn dễ dàng và cởi mở hơn với xứ sở Phù Tang xinh đẹp.

 
X ĐÓNG LẠI